Đề cương chi tiết học phần. Đề án chuyên ngành Marketing. Chương trình đào tạo CLC Khóa 62

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN CHI TIẾT

(Ban hành kèm theo quyết định số QĐ/ĐHKTQD, ngày  tháng năm 2019)

  1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)
– Tên học phần (tiếng Việt) Đề án chuyên ngành Marketing
– Tên học phần (tiếng Anh) Essay On Marketing Management
– Mã số học phần CLC-MKMA1168
– Thuộc khối kiến thức Chuyên ngành
– Số tín chỉ 4
+ Số tiết lý thuyết 20
+ Số tiết thảo luận, thực hành 40
– Các học phần tiên quyết Marketing căn bản, Quản trị marketing, Nghiên cứu marketing, Hành vi người tiêu dùng.
  1. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN: Các giảng viên bộ môn Marketing
  2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Đề án chuyên ngành là học phần tập trung vào việc nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành cơ bản mà sinh viên sinh viên đã tích lũy được. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên phải chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực marketing (ưu tiên những vấn đề thực tiễn) và tìm cách giải quyết vấn đề đó một cách khoa học dựa trên những kiến thức chuyên ngành đã được học theo hai hướng: nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. Với hướng nghiên cứu, sinh viên lựa chọn một vấn đề nghiên cứu, thiết kế và thực hiện cuộc nghiên cứu (ứng dụng lý thuyết nghiên cứu marketing và các môn học khác để thực hiện nghiên cứu. Với hướng thực tiễn, sinh viên chọn một vấn đề thực tiễn và giải quyết vấn đề đó dựa trên những kiến thức chuyên ngành đã được học. Giảng viên có trách nhiệm hỗ trợ về mặt chuyên môn và giám sát quá trình nghiên cứu và viết  Đề án chuyên ngành.

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS, REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

Giáo trình

[1] Trần Minh Đạo (2014), Giáo trình marketing căn bản, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân

[2] Trương Đình Chiến (2014), Giáo Trình Quản trị Marketing, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.

[3] Nguyễn Viết Lâm (2007), Nghiên cứu Marketing, NXB Thống kê.

[4] Vũ Huy Thông (2016), Hành vi người tiêu dùng, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân,

Phần mềm

[1] IBM, SPSS, 20.0 trở lên

  1. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)
Mục tiêu Mô tả

mục tiêu

NLNH Chương trình đào tạo Trình độ năng lực
[1] [2] [3] [4]
G1 Hệ thống hóa và ứng dụng lý thuyết các học phần chuyên ngành đã học vào thực tiễn PLO2.1.1 III
G2 Bước đầu rèn luyện khả năng tìm hiểu, phát hiện và giải quyết một vấn đề thực tiễn marketing dựa trên những lý thuyết của các môn học chuyên ngành PLO2.1.2 IV
G3 Thực hành nghiên cứu marketing và ứng dụng lý thuyết nghiên cứu marketing trong việc thực hiện một dự án nghiên cứu cụ thể. PLO2.3.1 IV
G4 Sinh viên có kỹ năng giao tiếp, trình bày bằng văn bản PLO2.5.1 III

 

  1. NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CẤP ĐỘ HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

Bảng 6.1: Năng lực người học học phần

NLNH NLNH Mô tả năng lực người học Trình độ năng lực
[1] [2] [3] [4]
PLO2.1.1 CLO1.1.1 Hiểu căn bản về marketing và những quyết định marketing trong doanh nghiệp II
CLO1.1.2 Hiểu được cơ bản về nội hàm bản chất của vấn đề marketing mà tác giả lựa chọn III
PLO2.1.2 CLO1.2.1 Xác định được bối cảnh nghiên cứu và câu hỏi quản lý cho vấn đề quan tâm IV
CLO1.2.2 Xác định được cách tiếp cận nghiên cứu theo góc nhìn marketing và phạm vi nghiên cứu IV
CLO1.2.3 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu dưới góc nhìn marketing IV
CLO1.2.4 Đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn dưới góc nhìn marketing IV
CLO1.2.5 Áp dụng tư duy phản biện (phân tích, so sánh, suy luận và diễn giải, đánh giá) ở mức độ đơn giản cho vấn đề thực tế IV
PLO2.3.1 CLO3.3.1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu IV
CLO3.3.2 Lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp IV
CLO3.3.3 Xây dựng được kế hoạch nghiên cứu IV
CLO3.3.4 Phân tích vấn đề và thu thập thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu IV
CLO3.3.5 Thiết kế được bảng hỏi hoặc hướng dẫn phỏng vấn phục vụ nhu cầu thu thập thông tin sơ cấp IV
CLO3.3.6 Tiến hành thu thập thông tin sơ cấp nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu III
CLO3.3.7 Mã hóa, nhập liệu và phân tích dữ liệu IV
CLO3.3.8 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu IV
PLO2.5.1 CLO5.4.1 Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu logic, chặt chẽ III
CLO5.4.2 Phát triển tư duy phản biện, có chính kiến và phát triển các ý tưởng hỗ trợ cho việc hình thành quan điểm cùa bản thân IV
CLO5.4.3 Format chuẩn theo yêu cầu III
CLO5.4.4 Trích dẫn tài liệu tham khảo đúng, đủ III
CLO5.4.5 Kết quả turnitin dưới 25% III
CLO5.4.6 Trình bày văn bản đúng chính tả ngữ pháp, rõ nghĩa. III
  1. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Bảng 7.1. Đánh giá học phần

Hình thức

đánh giá

Nội dung Thời điểm NLNH học phần Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ (%)
[1] [2] [3] [4] [5] [6]
Phiếu đánh giá quá trình Sự tham gia Các buổi gặp CLO1.1.1-1.1.2 Sự có mặt 20%
Báo cáo công việc

(trình bày ý tưởng, trả lời câu hỏi của giảng viên, đưa ra được đề xuất giải quyết vấn đề)

3 tuần đầu tiên Ý tưởng
Cả kỳ Tương tác
Đúng lịch trình, thời hạn
Phiếu đánh giá hình thức Bản đề án

 

Cuối kỳ CLO5.4.3-5.4.6

 

Format 20%
Tài liệu tham khảo

 

Cách thức trình bày

 

Kết quả Turnitin
Phiếu đánh giá nội dung Bản đề án Cuối kỳ CLO1.2.1-1.2.5

CLO3.3.1-3.3.8

CLO5.4.1-5.4.2

Bố cục, kết cấu 60%
Mục tiêu, vấn đề nghiên cứu được giải quyết
Phương pháp nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Đề xuất và kiến nghị có cơ sở và logic với kết quả nghiên cứu

 

  1. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)
Tuầnhọc Nội dung NLNH học phần Hoạt độngdạy và học Bài đánh giá
[1] [2] [3] [4] [5]
Tuần 1 Gặp gỡ, trao đổi về nội dung, phương thức làm việc. Định hướng chọn đề tài CLO1.1.1-1.1.2 Giáo viên hướng dẫn và đưa ra các yêu cầu chung đối với đề án chuyên ngành; thống nhất lịch làm việc  
Tuần 2 Phân tích, đánh giá chủ đề, chọn chủ đề. Định hướng xây dựng đề cương sơ bộ CLO1.2.1-1.2.2, CLO3.3.1 Sinh viên chọn đề tài và làm đề cương sơ bộ. Giảng viên góp ý tên đề tài và đề cương sơ bộ Đề cương sơ bộ
Tuần 3 Phân tích đánh giá đề cương sơ bộ. Định hướng xây dựng đề cương chi tiết CLO1.2.1-1.2.2, CLO3.3.1 Sinh viên lập đề cương chi tiết và thông qua giảng viên Đề cương chi tiết
Tuần 4 Phân tích đánh giá đề cương chi tiết. Định hướng thiết kế nghiên cứu sơ cấp. CLO3.3.2- 3.3.3 Sinh viên thực hiện thiết kế nghiên cứu,

lập bảng câu hỏi hoặc/và bản hướng dẫn phỏng vấn. Giảng viên đọc góp ý

Bảng hỏi/ Bản hướng dẫn phỏng vấn/ …
Tuần 5-7 Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, viết bản thảo CLO3.3.4-3.3.8

CLO1.2.3-1.2.5

Sinh viên thu thập dữ liệu và viết bản thảo  
Tuần 8 Gặp gỡ, trao đổi về bản thảo CLO1.2.1-1.2.5

CLO5.4.1-5.4.6

Giảng viên đọc, góp ý, chỉnh sửa bản thảo Bản thảo đề án
Tuần 9-10 Hoàn thiện báo cáo đề án CLO1.2.1-1.2.5

CLO3.3.1-3.3.8

CLO5.4.1-5.4.6

Sinh viên hoàn thiện và nộp bản sạch Bản sạch đề án
  1. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND EXPECTATION)

Sinh viên/học viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi gặp gỡ với giảng viên hướng dẫn và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giảng viên hướng dẫn đúng thời hạn. Trong trường hợp nghỉ học do lý do bất khả kháng thì phải có giấy tờ chứng minh đầy đủ và hợp lý.

Sinh viên không nộp các sản phẩm (đề cương, thiết kế nghiên cứu, bảng hỏi, bảng hướng dẫn, đề án…) sau 3 ngày theo đúng thời hạn, được coi như không nộp bài.Sinh viên nộp muộn: mỗi ngày nộp muộn bị trừ 1 điểm. Sinh viên không nộp bài sẽ không được thông qua đề cương sơ bộ hoặc đề cương chi tiết không được quyền nộp báo cáo cuối cùng.

 

Xác nhận Viện ĐTTT, CLC & POHE

 

TrưởngBộ môn

 

 

 

PGS.TS. Phạm Thị Huyền

 

Giảng viên

 

 

 

TS. Nguyễn Thu Lan