Chức năng, nhiệm vụ chính của Khoa Marketing: đào tạo các hệ Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ; thực hiện những Chương trình Nghiên cứu Khoa học, Tư vấn và triển khai chuyển giao kết quả, ứng dụng vào thực tiễn quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh.
A- Các ngành đào tạo
I. Ngành Marketing
NGÀNH: MARKETING | ||
MÃ TUYỂN SINH: 7320108
MÃ NGÀNH: 7320108 |
||
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Khoa Marketing: Nhà A1, Trường ĐH. Kinh tế Quốc dân, 207 đường Giải Phóng, Hà Nội WEBSITE: https://khoamarketing.neu.edu.vn |
||
Ngành Marketing hướng tới việc trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng gắn liền với các công việc của một chuyên gia marketing, chuyên gia kinh tế-quản trị kinh doanh, kiến tạo và phát triển thị trường. | ||
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO | ||
Tổng số tín chỉ: 128
Các học phần chính: · Marketing Căn bản · Quản trị Thương hiệu · Digital Marketing Kiến thức chung của ngành: · Quản trị Marketing · Hành vi Người tiêu dùng · Nghiên cứu Marketing
|
Quản trị Marketing:
· Chiến lược Marketing · Marketing Quốc tế · Marketing Dịch vụ Quản trị Bán hàng và Digital Marketing: · Quản trị Quan hệ Khách hàng · Quản trị Bán hàng · Quản trị Kênh phân phối Truyền thông Marketing: · Truyền thông Marketing tích hợp · Quan hệ Công chúng (PR) · Quảng cáo |
Thẩm định giá:
· Định giá Doanh nghiệp · Định giá Bất động sản · Định giá Thương hiệu Xây dựng và tư vấn chiến lược mua bán, cho thuê thương hiệu, nhượng quyền kinh doanh, đấu giá tài sản Xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hoá, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, chuyển nhượng, sáp nhập, mua bán doanh nghiệp
|
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
· Quản trị Marketing, Quản trị Bán hàng và Digital Marketing, Truyền thông Marketing Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên Marketing, giám đốc Thương hiệu, trưởng các bộ phận chức năng Marketing, giám đốc Marketing, giám đốc Bán hàng, giám đốc Truyền thông Marketing, chuyên viên quản trị thông tin Marketing, chuyên viên nghiên cứu thị trường,… trong mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan quản lý nhà nước; có thể trở thành giảng viên, cán bộ nghiên cứu về kinh tế và quản trị kinh doanh. · Thẩm định giá Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc cho các tổ chức thẩm định giá Việt Nam và quốc tế; tại phòng/ban Marketing của doanh nghiệp; cơ quan quản lý giá của Nhà nước như Bộ Tài chính, Sở Tài chính; cơ quan chính quyền các cấp để định giá tài sản, đền bù giải phóng mặt bằng; các định chế tài chính như ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán,… có thể trở thành giảng viên, cán bộ nghiên cứu về kinh tế và quản trị kinh doanh. Cử nhân ngành Marketing có thể tiếp tục học ở bậc Sau Đại học để lấy bằng Thạc sỹ, bằng Tiến sỹ về Kinh tế, Quản lý, Quản trị Kinh doanh và Marketing. |
||
II. Ngành Quan hệ Công chúng (PR)
NGÀNH: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PR) | ||
MÃ TUYỂN SINH: 7320108
MÃ NGÀNH: 7320108 |
||
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Khoa Marketing: Nhà A1, Trường ĐH. Kinh tế Quốc dân, 207 đường Giải Phóng, Hà Nội WEBSITE: https://khoamarketing.neu.edu.vn |
||
Quan hệ Công chúng (PR) là một trong những nghề được đánh giá là “hot” (nóng) nhất về nhu cầu tuyển dụng trong những năm gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là ngành học giao thoa giữa hai lĩnh vực: kinh tế và xã hội. Sinh viên tốt nghiệp ngành PR được chào đón ra làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội. | ||
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO | ||
Tổng số tín chỉ: 128
Các học phần chính: · Nguyên lý Quan hệ Công chúng · Nghiên cứu công chúng · Hành vi công chúng · Quản tri khủng hoảng · Kỹ năng viết trong Quan hệ công chúng · Phương tiện Quan hệ công chúng · Quản trị tổ chức Quan hệ công chúng |
· Ngôn ngữ báo chí
· Luật và đạo đức trong báo chí và truyền thông · Soạn thảo và báo cáo trong Truyền thông và Quan hệ công chúng · Tổ chức sự kiện · Lập kế hoạch Quan hệ công chúng · Tiếng Anh ngành Quan hệ công chúng · Truyền thông marketing tích hợp · Quản trị thương hiệu · Truyền thông đa phương tiện |
· Đánh giá hiệu quả Quan hệ công chúng
· Hoạt động tài trợ · Diễn thuyết trước công chúng · Quảng cáo · Hệ thống nhận diện thương hiệu · Kỹ năng giao tiếp · Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) · Marketing quan hệ
|
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Cử nhân ngành Quan hệ Công chúng (PR) sẽ đảm trách những công việc về quan hệ với các hệ thống truyền thông; tham gia hoạch định chiến lược quan hệ công chúng tại doanh nghiệp/tổ chức cung cấp dịch vụ quan hệ công chúng; chuyên viên truyền thông nội bộ và đối ngoại của các tập đoàn, doanh nghiệp/tổ chức; chuyên viên gây quỹ và phát triển cộng đồng tại các cơ quan chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức phi lợi nhuận. Cử nhân Quan hệ Công chúng có thể trở thành Giám đốc Truyền thông và Quan hệ Công chúng của doanh nghiệp hoặc các tổ chức; họ cũng có thể tiếp tục học ở bậc Sau Đại học để lấy bằng Thạc sỹ, bằng Tiến sỹ về Kinh tế, Quản lý, Quản trị Kinh doanh, Marketing và Quan hệ Công chúng. |
||
B- Các chuyên ngành đào tạo:
- Quản trị marketing
- Quản trị bán hàng
- Truyền thông marketing
- Thẩm định giá
I. Chuyên ngành Quản trị marketing
- Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị Marketing đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:
– Về kiến thức: người học được trang bị các kiến thức toàn diện về quản trị marketing; bao gồm: Nghiên cứu thị trường, khách hàng và môi trường kinh doanh; xây dựng các kế hoạch và chiến lược marketing; quản trị các hoạt động marketing cụ thể như sản phẩm và thương hiệu, giá cả, phân phối và truyền thông. Có kiến thức tổ chức và quản lý bộ phận marketing trong các doanh nghiệp/tổ chức.
– Kỹ năng: lãnh đạo, làm quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp và đàm phán, trình bày.
– Thái độ: có tinh thần làm việc tích cực, sáng tạo, quyết đoán, bền bỉ, có tinh thần kỷ luật, làm việc với áp lực cao.
– Ngoại ngữ: tiếng Anh trình độ C, sử dụng được trong giao tiếp và công việc chuyên môn.
– Tin học: có trình độ tin học văn phòng thành thạo, sử dụng được các phần mềm phân tích dữ liệu trong nghiên cứu marketing như SPSS
– Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Bộ phận đảm nhiệm chức năng marketing của các doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan như: phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng bán hàng, nghiên cứu thị trường, truyền thông,… Sau 3-5 năm, cử nhân chuyên ngành Quản trị Marketing có khả năng đảm nhận các vị trí giám đốc marketing, giám đốc kinh doanh tại các doanh nghiệp.
- Các môn học chính
2.1 Các môn học thuộc khối kiến thức chung của ngành :
– Marketing căn bản | – Quản trị kênh phân phối |
– Quản trị marketing | – Truyền thông marketing tích hợp |
– Hành vi người tiêu dùng | – Marketing chiến lược |
– Nghiên cứu marketing | – Marketing quốc tế |
– Marketing dịch vụ |
2.2 Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành:
– Quản trị bán hàng | – Marketing B2B |
– Quản trị thương hiệu | – Quản trị giá |
– Internet marketing |
Đề cương các môn học của chuyên ngành Marketing
II. Chuyên ngành Quản trị bán hàng
- Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị Bán hàng đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:
– Về kiến thức: người học được trang bị các kiến thức toàn diện về marketing, bán hàng và quản trị bán hàng. Các kiến thức trọng tâm bao gồm: Nghiên cứu thị trường, khách hàng và môi trường kinh doanh; quy trình bán hàng cá nhân; xây dựng các kế hoạch và chiến lược bán hàng; quản trị đội ngũ nhân viên bán hàng, quản trị các tổ chức bán hàng hiện đại như siêu thị và bán hàng qua mạng internet,…
– Kỹ năng: lãnh đạo, làm quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp và đàm phán, trình bày, thuyết phục.
– Thái độ: có tinh thần làm việc tích cực, độc lập, sáng tạo, quyết đoán, có tinh thần kỷ luật, làm việc với áp lực cao.
– Ngoại ngữ: tiếng Anh trình độ C, sử dụng được trong giao tiếp và công việc chuyên môn.
– Tin học: có trình độ tin học văn phòng thành thạo, sử dụng được các phần mềm phân tích dữ liệu bán hàng và các thông tin thị trường.
– Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Bộ phận đảm nhiệm chức năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp như: phòng kinh doanh, phòng bán hàng, phòng tiêu thụ, chi nhánh công ty,… Một số vị trí công việc phổ biến là chuyên viên bán hàng, quản lý bán hàng khu vực, giám sát bán hàng, quản lý siêu thị,… Sau 3-5 năm, cử nhân chuyên ngành bán hàng có khả năng đảm nhận các vị trí giám đốc bán hàng, giám đốc kinh doanh tại các doanh nghiệp.
- Các môn học chính
2.1 Các môn học thuộc khối kiến thức chung của ngành :
– Marketing căn bản | – Quản trị kênh phân phối |
– Quản trị marketing | – Truyền thông marketing tích hợp |
– Hành vi người tiêu dùng | – Marketing chiến lược |
– Nghiên cứu marketing | – Marketing quốc tế |
– Marketing dịch vụ |
2.2 Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành:
– Quản trị bán hàng | – Quản trị quan hệ khách hàng |
– Kỹ năng bán hàng | – Quản trị bán lẻ |
– Đề án chuyên ngành |
III. Chuyên ngành Truyền thông marketing
- Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Truyền thông Marketing đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:
– Về kiến thức: người học được trang bị các kiến thức toàn diện về marketing và kiến thức chuyên sâu về các hoạt động truyền thông marketing như: quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), khuyến mại, marketing trực tiếp. Có kiến thức về các công cụ truyền thông marketing; kiến thức về thiết kế thông điệp và chương trình truyền thông. Có khả năng lập và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, hoạt động truyền thông marketing cho các doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan,…
– Kỹ năng: lãnh đạo, làm quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp và đàm phán, trình bày.
– Thái độ: có tinh thần làm việc tích cực, sáng tạo, quyết đoán, bền bỉ, có tinh thần kỷ luật, làm việc với áp lực cao.
– Ngoại ngữ: tiếng Anh trình độ C, sử dụng được trong giao tiếp và công việc chuyên môn.
– Tin học: có trình độ tin học văn phòng thành thạo, sử dụng được các phần mềm phân tích dữ liệu trong nghiên cứu marketing như SPSS
– Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Bộ phận đảm nhiệm chức năng truyền thông marketing của các doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan như: phòng PR, phòng truyền thông và quảng cáo,… Sinh viên cũng sẽ làm việc trong các công ty Quảng cáo, các công ty truyền thông, các công ty PR và tổ chức sự kiện, các cơ quan truyền thông, truyền hình, phát thanh và báo chí,…
- Các môn học chính
2.1 Các môn học thuộc khối kiến thức chung của ngành :
– Marketing căn bản | – Quản trị kênh phân phối |
– Quản trị marketing | – Truyền thông marketing tích hợp |
– Hành vi người tiêu dùng | – Marketing chiến lược |
– Nghiên cứu marketing | – Marketing quốc tế |
– Marketing dịch vụ |
2.2 Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành:
– Quản trị doanh nghiệp truyền thông | – Quan hệ công chúng (PR) |
– Chiến lược phương tiện truyền thông | – Quản trị quảng cáo |
– Quản trị thương hiệu | – Tổ chức sự kiện |
Đề cương các môn học của chuyên ngành Truyền thông marketing
IV. Chuyên ngành Thẩm định giá
- Mục tiêu đào tạo
1.1. Về kiến thức:
Chuyên ngành Thẩm định giá là lĩnh vực kinh tế liên ngành bao gồm các kiến thức trong ngành kinh tế – tài chính – quản trị kinh doanh. Mục tiêu về kiến thức của chuyên ngành thẩm định giá là trang bị các kiến thức chung trong ngành kinh tế, một số kiến thức cơ bản của ngành tài chính và quản trị kinh doanh ; và các kiến thức chuyên sâu về thẩm định giá đối với mọi loại tài sản, trong đó tập trung chủ yếu vào việc xác định giá trị (hữu hình và vô hình) các Tài sản, Bất động sản – Sản phẩm xây dựng – Quản lý sàn giao dịch bất động sản, Doanh nghiệp – Các định chế tài chính – Mua bán sáp nhập doanh nghiệp, Thương hiệu, tài sản vô hình, Máy móc thiết bị ; cũng như các kiến thức cơ bản về hình thành giá, tiêu chuẩn thẩm định giá và các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm định giá. Nắm vững những kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại theo chương trình đào tạo cập nhật về kinh tế – xã hội, về Thẩm định giá.
1.2.Về kỹ năng:
Chuyên ngành Thẩm định giá trang bị cho người học các kỹ năng phục vụ cho việc thẩm định giá các loại tài sản đó là : kỹ năng phân tích, chuẩn đoán, quản lý và thẩm định giá trị các loại tài sản, các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong đó tập trung chủ yếu vào việc xác định giá trị (hữu hình và vô hình) các Tài sản, Bất động sản – Sản phẩm xây dựng – Quản lý sàn giao dịch bất động sản, Doanh nghiệp – Các định chế tài chính – Mua bán sáp nhập doanh nghiệp, Thương hiệu, tài sản vô hình, Máy móc thiết bị. Có năng lực phân tích, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Định giá.
1.3.Về thái độ:
Có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có đạo đức và chuẩn mực của nghề thẩm định giá.
1.4.Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Làm việc tại các doanh nghiệp thẩm định giá Viêt Nam và quốc tế;
- Làm việc tại các công ty quản lý tài sản của nhà nước và phi nhà nước
- Làm việc tại các cơ quan quản lý giá của Nhà nước như Bộ Tài chính, các Sở Tài chính;
- Làm việc trong lĩnh vực tài chính – thẩm định giá với các công việc như: xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho việc cổ phần hoá, niêm yết giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, về việc chuyển nhượng, sáp nhập, mua bán công ty, đầu tư tài chính…;
- Làm việc tại các doanh nghiệp bất động sản, định giá, quản lý và kinh doanh bất động sản;
- Làm việc tại các công ty tư vấn chiến lược liên quan đến mua bán, cho thuê thương hiệu, nhượng quyền kinh doanh, cổ phần hóa, vv..
1.5.Trình độ ngoại ngữ và tin học:
Đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học theo công bố chung về chuẩn đầu ra của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Các môn học chính
2.1. Các môn học thuộc khối kiến thức chung của ngành
Ngân hàng thương mại 1 | Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ |
Tài chính doanh nghiệp 1 | Lý thuyết tài chính tiền tệ 2 |
Tài chính quốc tế 1 | Tiếng Anh ngành Tài chính – Ngân hàng |
Tài chính công 1 | Quản trị rủi ro |
Thị trường chứng khoán 1 |
2.2. Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành
Nguyên lý giá cả thị trường | Đánh giá giá trị doanh nghiệp 2 |
Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá | Định giá Bất động sản 1 |
Thẩm định giá sản phẩm xây dựng | Thẩm định giá Máy móc và Thiết bị |
Đánh giá giá trị doanh nghiệp 1 | Thẩm định giá trị tài sản vô hình |